Giới Trẻ Đi Làm: Ưu Tiên Chỗ Nhiều Tiền, Sếp Không Lắng Nghe Thì Nghỉ

Câu chuyện giới trẻ ngày nay đi làm luôn là chủ đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người, nhiều tân cử nhân vừa ra trường loay hoay vào cuộc sống kiếm việc nhưng sự ưu tiên lại là tiền, niềm vui,… thay vì kinh nghiệm.

Trong thời đại hiện nay, tư duy đi làm của giới trẻ đã trở nên khác biệt so với thế hệ trước. Sự phát triển của công nghệ, môi trường kinh doanh đa dạng hơn và xu hướng xã hội mới đã tác động đáng kể đến cách nhìn nhận và tiếp cận công việc của giới trẻ. Trong bối cảnh này, một quan điểm phổ biến trong giới trẻ, đặc biệt là cái tôi cao và đi làm vì tiền. Thế nhưng, cái gì cũng có mặt trái của nó, càng về dài những vấn đề trên trở thành chủ đề bàn luận của nhiều người.

Giới Trẻ Đi Làm: Ưu Tiên Chỗ Nhiều Tiền, Sếp Không Lắng Nghe Thì Nghỉ - Hình 1

Giới trẻ ngày nay đi làm rất khác thế hệ trước. Ảnh: Sina

Chỗ nào nhiều tiền thì ưu tiên

Chắc hẳn, ai cũng từng nghe “Nếu bạn còn trẻ, hãy làm việc vì tiền, đừng làm vì đam mê”, câu nói trên đã trở thành động lực, châm ngôn sống của thế hệ trẻ ngày nay, làm gì cũng chú ý thu nhập lên hàng đầu. Nhiều bạn trẻ khi đi phỏng vấn chưa kịp nhìn những gì mình học được, cơ hội thăng tiến đã ngay lập tức chán nản vì nghe thấy mức lương được đưa ra không được cao. Không thể phủ nhận rằng việc kiếm tiền vô cùng quan trọng, một trong những điều nên ưu tiên, thế nhưng, việc đặt tiền bạc vào tìm kiếm công việc đôi khi sẽ không phải lựa chọn đúng đắn.

Giới Trẻ Đi Làm: Ưu Tiên Chỗ Nhiều Tiền, Sếp Không Lắng Nghe Thì Nghỉ - Hình 2

Vì nhiều khoản chi, giới trẻ ngày nay ưu tiên mức lương của công việc. Ảnh: TH

Lê Thu Hằng (23 t.uổi, vừa tốt nghiệp ngành quan hệ công chúng), ngay sau khi tốt nghiệp, Hằng đã tìm kiếm công việc trên các trang tuyển dụng, các diễn đàn MXH. Ban đầu, cô bạn đặt cho mình mức lương trên 10 triệu cho việc toàn thời gian, trong suốt quá trình tìm việc, Hằng có được kêu đi phỏng vấn ở rất nhiều nơi và được một số bên báo trúng tuyển, cô nàng quyết định chọn nơi trả lương cao nhất dù công việc có phần hơi khác chuyên môn.

Chia sẻ về chuyện tìm việc, Thu Hằng tâm sự: “Ban đầu mình nghĩ đơn giản, chỉ việc lương cao để tri trả mọi chi phí là được, mình còn tốt nghiệp đại học mà dại gì làm việc lương thấp. Thế nhưng, đi làm mọi thứ phũ phàng, mình không thể theo được công việc, đành phải xin nghỉ và giờ vẫn đang thất nghiệp, đi tìm công việc phù hợp”.

Giới Trẻ Đi Làm: Ưu Tiên Chỗ Nhiều Tiền, Sếp Không Lắng Nghe Thì Nghỉ - Hình 3

Chọn đi làm vì tiền thay vì đam mê và kinh nghiệm. Ảnh: Pinterest

Thực tế cho thấy, hầu hết các bạn trẻ thời nay đều quan tâm đến vấn đề tài chính, họ coi tiền bạc là yếu tố quan trọng nhất, thúc đẩy động lực đi làm. Thế nhưng, đó không phải yếu tố duy nhất của sự thành công công việc, thu nhập cao chưa chắc mang đến khả năng thăng tiến và kinh nghiệm thực tế.

Câu chuyện giới trẻ làm việc vì tiền đã rất nhiều lần được phản ánh trên các diễn đàn, rất nhiều công ty cho biết, nhân viên rất nhiều nơi sẵn sàng nghỉ việc để đến bên đối thủ nơi mình đang làm vì ở đó trả lương cao hơn.

Sẵn sàng nghỉ việc nếu không thích sếp

Thế hệ trẻ ngày nay thường mang trong mình một sự tự tin và tinh thần độc lập trong công việc. Họ không ngần ngại nghỉ việc nếu không hài lòng hoặc không thích môi trường làm việc và rất hay “bật sếp”. Một kết quả khảo sát của Anphabe cho thấy 62% các bạn trẻ gen Z nhảy việc ngay trong năm đầu tiên, nhiều bạn thậm chí còn nhảy việc vài lần trong 1 năm ngay khi ra trường.

Tôi có một người tên K. (26 t.uổi), K. rất tin vào năng lực của bản thân, trong một dự án của công ty, khi ấy K. có đưa ra một số đề xuất, giải pháp anh cho là phù hợp, thế nhưng, ngay lập tức bị sếp bác bỏ và cho là không phù hợp. Quá bực tức, K. sau đó đã xin nghỉ việc, cậu ấy cho rằng, bản thân có năng lực thì sống đâu cũng được. Cậu bạn như minh chứng cho giới trẻ hiện đại, những người có cái tôi rất cao và quá tự tin với năng lực của mình.

Giới Trẻ Đi Làm: Ưu Tiên Chỗ Nhiều Tiền, Sếp Không Lắng Nghe Thì Nghỉ - Hình 4

Giới trẻ rất tự tin vào năng lực bản thân. Ảnh: Sina

Theo nghiên cứu của PWC (PricewaterhouseCoopers – 1 trong 4 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới), 72 % người Việt thuộc thế hệ Z muốn phát triển các kỹ năng mềm, kỹ năng kinh doanh cũng như các kỹ năng số cụ thể. Tuy có nhu cầu học hỏi và phát triển nhưng nhiều bạn lại ngại bị phê bình, không chịu được áp lực phải thay đổi, hiểu được vấn đề của bản thân nhưng mơ hồ, bảo thủ về cách giải quyết hay tự tin thái quá về năng lực của bản thân… Đây là một biểu hiện rất rõ về việc đ.ánh giá cái tôi quá cao của Gen Z trong mắt các thế hệ trước.

Gen Z ở thời đại công nghệ số luôn mang “màu sắc” riêng, muốn chứng tỏ mình bằng thực lực, thể hiện bản thân trước đám đông. Ngay cả trong công việc cũng vậy, họ luôn cho thấy tham vọng và cá tính mạnh mẽ, không ngại điều gì. Thực chất, việc nghỉ việc vì sếp chỉ là một nguyên nhân nhỏ, có rất nhiều yếu tố khác nhau tác động đến.

Giới Trẻ Đi Làm: Ưu Tiên Chỗ Nhiều Tiền, Sếp Không Lắng Nghe Thì Nghỉ - Hình 5

Gen Z luôn muốn công việc của mình được như bản thân muốn. Ảnh: Sina

Sếp có thể không đáp ứng được mong muốn của nhân viên về phát triển sự nghiệp, hoặc không trao quyền và trách nhiệm đúng mức. Điều này có thể dẫn đến cảm giác bị hạn chế, không có động lực và sự thiếu hài lòng về công việc.

Tuy nhiên, việc sẵn sàng nghỉ việc chỉ vì không thích sếp cũng có thể được coi là một quyết định cẩu thả và không suy nghĩ kỹ lưỡng. Trước khi đưa ra quyết định đó, cần xem xét lại những yếu tố khác trong công việc như môi trường làm việc, cơ hội phát triển, thu nhập và sự ổn định công việc. Sẽ là một quyết định vội vàng nếu chỉ dựa trên việc không hợp ý kiến với sếp mà không xem xét các yếu tố khác quan trọng trong sự nghiệp và cuộc sống.

Giới Trẻ Đi Làm: Ưu Tiên Chỗ Nhiều Tiền, Sếp Không Lắng Nghe Thì Nghỉ - Hình 6

Các bạn trẻ luôn đưa ra quyết định rất nhanh. Ảnh: Pinterest

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *