9 dấu hiệu của ‘red flag’ trong tình yêu mà bạn cần chú ý

Không kịp thời phát hiện red flag có thể gây ảnh hưởng đến mối quan hệ tình cảm và đời sống tinh thần của cả hai người.

Red flags là điều không nên bỏ qua trong các mối quan hệ, đặc biệt là tình yêu. Ảnh: Timur Weber/Pexels.

“Red flag” (tạm dịch: cờ đỏ) là phép ẩn dụ cho các dấu hiệu cảnh báo về nguy hiểm hoặc thảm họa sắp xảy đến. Ngoài ra, đây còn là báo động đỏ cho thấy mối quan hệ giữa hai người đang không lành mạnh.

Một khi lún sâu trong bể tình, hai người khó có thể nhận biết red flag hoặc thậm chí không nhìn thấy chúng. Ngày qua ngày, khi tình cảm vượt lên lý trí, cả hai sẽ bỏ lỡ những dấu hiệu bào mòn mối quan hệ.

Bestlife chia sẻ 9 dấu hiệu nhận biết red flag trong mối quan hệ để mọi người đề phòng và tránh được những cảm xúc tiêu cực

Mơ hồ về vị trí của bản thân

Lầm tưởng, bối rối về vị trí của bản thân trong một mối quan hệ là một dấu hiệu cảnh báo quan trọng, đừng nên gạt bỏ cảm giác tồi tệ đó.

“Đủ ngày hoa mới nở, vì thế mỗi người cũng cần dành thời gian để tìm hiểu đối phương, không thể vội vàng”, Evie Shafner, chuyên gia tư vấn hôn nhân và mối quan hệ người Mỹ cho hay.

Tinh cam,  lua doi,  moi quan he anh 1
Red flag có thể hút cạn tinh thần và bào mòn sức khỏe. Ảnh: Freepik.

“Nếu cảm thấy mâu thuẫn khi đối phương luôn tỏ ra quan tâm và dành thời gian quá mức, việc đầu tiên cần làm là tự hỏi bản thân xem có thực sự muốn hay không, đồng thời suy nghĩ về những điều mình nhận được từ người kia”, Evie Shafner nói.

Không được quan tâm

Nửa kia liên tục kể lể, than phiền mà không hề hỏi han bạn dù chỉ một câu, đó không phải là dấu hiệu tốt, bà Shafner cảnh báo.

Thời điểm bắt đầu hẹn hò, nhiều người cho rằng đối phương đang “say như điếu đổ”, coi mình là “số 1” tuy nhiên, thực tế có thể khác xa. Nhiều khi đó chỉ là cảm xúc sai lầm, tự tin đối mặt với sự thật là cách giúp mọi người vượt qua red flag.

Từ chối thể hiện tình cảm

Khi không yêu đậm sâu, người kia thường tránh thể hiện tình cảm, cử chỉ thân mật nơi đám đông. Tuy nhiên, sẽ khác khi người yêu bạn có tính cách hướng nội, ngại thể hiện cảm xúc.

Theo tiến sĩ, nhà trị liệu hôn nhân và gia đình Saudia L.Twine: Có nhiều cách giúp nửa kia “đánh dấu chủ quyền”, có thể bằng lời nói, cử chỉ, hành động thân mật,…

Cách tốt nhất nên là tâm sự với người yêu những suy nghĩ, cảm nhận, hoặc hỏi họ những điều mình quan tâm, rủ họ làm điều gì đó, đơn giản hơn có thể trao nhau nụ hôn hoặc những nụ cười.

Tinh cam,  lua doi,  moi quan he anh 2
Trao nhau cái ôm, nụ cười, lời nói yêu thương là cách giúp mối quan hệ trở nên bền chặt. Ảnh: Interstid/Freepik.

Khi gặp khúc mắc và cãi vã, nhiều cặp đôi thường sẽ không phản ứng hoặc hứng thú với những cử chỉ mang tính “mời gọi”.

Để mối quan hệ được thăng hoa, mỗi người cần lưu tâm đến cảm xúc, tâm trạng của đối phương. Liên tục nói câu “Anh yêu em, anh muốn ở bên em, làm thế nào để anh có thể hỗ trợ em” có thể giúp đối phương cảm nhận được yêu thương, vỗ về.

Không bao giờ xung đột

Chẳng tốt đẹp gì khi cứ tức giận, la hét hoặc văng những lời tục tĩu với người mình yêu, tuy nhiên không bao giờ làm những hành động này có thể là một dấu hiệu đáng báo động.

“Khi các cặp vợ chồng chia sẻ rằng họ không bao giờ gặp xung đột, tôi coi đây là dấu hiệu của mối quan hệ không bền chặt”, Nicole Rainey, cố vấn sức khỏe tâm thần tại Mosaic Creative Counseling (Mỹ) chia sẻ.

Đôi khi, luôn tỏ ra im lặng, tránh xung đột hoặc bất đồng không phải là cách hay. “Khi cảm xúc thật của họ bị bóp nghẹt, nỗi oán giận có thể dâng lên bội phần”, bà nói.

Bà Rainey chia sẻ: “Mối quan hệ lành mạnh là khi các cặp đôi biết cách đấu tranh hoặc bày tỏ sự không đồng tình trong khi vẫn tôn trọng đối tác”.

Giữa hai cá nhân riêng biệt, xảy ra bất đồng là điều bình thường và cần thiết để tạo dựng một mối quan hệ lành mạnh. Học cách tìm giải pháp cùng nhau tháo gỡ sẽ cải thiện đáng kể mối quan hệ.

Không được là chính mình

Allison Raskin, tác giả của cuốn sách Overthinking About You: Navigating Romantic Relationships When You Have Anxiety, OCD, and/or Depression Paperback, cho biết: “Nếu bạn cảm thấy như thể đang phải “đi trên vỏ trứng” hoặc luôn phải suy xét về hành vi của mình khi ở bên người ấy, đó có thể là tín hiệu cho thấy hai người không phải là đối tác an toàn của nhau”.

Liên tục im lặng và trách móc đối phương sẽ khiến bạn dần rơi vào bế tắc. Ảnh: Istock.

Tinh cam,  lua doi,  moi quan he anh 3

Tinh cam,  lua doi,  moi quan he anh 3
Liên tục im lặng và trách móc đối phương sẽ khiến bạn dần rơi vào bế tắc. Ảnh: Istock.

Đôi khi, nhiều cặp đôi sẽ phải “chệch vài nhịp” mới có thể kết nối và thấu hiểu. Để tìm lại cảm xúc, dành thời gian cho nhau là cách đơn giản nhưng hiệu quả nhất.

Chia sẻ với Best Life, Raskin nói: “Hãy nghĩ về những gì nửa kia làm để khiến bản thân mình cảm thấy thoải mái và được lắng nghe, sau đó, nếu đối tác thiếu sót ở khía cạnh nào đó, hãy tâm tình với giọng điệu nhẹ nhàng”.

Mặc định nửa kia không bao giờ làm gì

Đơn cử như luôn giả định rằng người kia sẽ không bao giờ hành động theo yêu cầu của mình hoặc luôn tin rằng họ sẽ không bao giờ lừa dối hoặc bỏ đi, kiểu suy nghĩ này có thể khiến tình yêu đi vào ngõ cụt.

Để khắc phục, hãy ngừng hành động này. Ai cũng cần thay đổi quan điểm ““tôi không tin đối tác của mình sẽ làm điều này” thành “ai cũng có thể làm điều họ muốn””. Để mối quan hệ thực sự bền chặt, đôi bên cần nhìn nhận theo lăng kính thực tế thay vì những lý tưởng chỉ có trên phim.

Nghi ngờ về mối quan hệ

“Bạn có nghĩ nửa kia là người duy nhất trong lòng? Nếu câu trả lời là “không”, đó là red flag lớn.

Matthew Brace, chuyên gia tư vấn cho các cặp đôi tại Therapy Embraced, cho rằng: “Mọi người có thể lặp đi lặp lại những nghi ngờ và giấu nhẹm chúng đi vì nghĩ đó là vấn đề của riêng họ”. Nghe có vẻ ổn, một khi không được giải quyết, những suy nghĩ này sẽ khiến hai người trở nên xa cách, mất kết nối.

Để tháo gỡ khúc mắc này, người kia phải phản hồi đối phương một cách trấn an và thấu hiểu. Đồng thời, hai người cần chia sẻ và thông cảm cho nhau.

Ở chiều ngược lại, khi nửa kia đang giải quyết nghi ngờ trong lòng mà bạn lại phản ứng gay gắt, thái quá, điều đó có thể sẽ ngầm khẳng định những giả định kia là sự thật.

Né giao tiếp bằng mắt

David Helfand, bác sĩ tâm lý học đồng thời là chuyên gia tư vấn tình cảm người Mỹ chia sẻ: “Theo nguyên tắc chung, con người giao tiếp bằng mắt với những người mà họ cảm thấy gần gũi hoặc bị thu hút”.

Nếu phát hiện đối tác né tránh nhìn vào mắt, đây có thể là dấu hiệu cho thấy nửa kia đang che giấu bí mật hoặc làm điều gì đó mờ ám.

Giãi bày tâm tư đồng thời sử dụng giao tiếp bằng mắt là cách dành trọn tin tưởng của đối phương. Ảnh: Tirachardz/Freepik.
Tinh cam,  lua doi,  moi quan he anh 4

“Nhiều cặp đôi cảm thấy gần gũi với nhau hơn dù chỉ dành vài phút (từ 2-5 ngày/tuần) để nhìn vào mắt nhau,” ông David Helfand giải thích và lưu ý rằng hai người có thể trao ánh mắt với nhau khi quan hệ hoặc ngồi trên ghế dài.

Giao tiếp bằng ánh mắt là một cách hữu ích để bồi đắp lại tình cảm với người thân yêu, đồng thời có thể tác động sâu sắc đến mối quan hệ, gia tăng hạnh phúc và niềm tin đối với mỗi cặp đôi.

Luôn phải chủ động thỏa hiệp

Khi mối quan hệ bị đẩy đến đỉnh điểm, luôn cần có một người trong hai phải nhún nhường. Tuy nhiên, nếu người đó luôn là bạn, đây có thể là mối quan hệ không lành mạnh.

“Mặc dù đó là đức tính tốt, nhưng sự thỏa hiệp nên có sự góp mặt của cả hai. Một số mối quan hệ trở nên bế tắc trong tình thế mất cân bằng khi một bên luôn nhượng bộ để giữ hòa khí, bên còn lại ngoảnh mặt làm ngơ”, Raskin giải thích.

Nếu là người luôn nhún nhường, hãy cố gắng giữ vững lập trường trước bất cứ điều gì và theo dõi phản ứng của đối tác. Đôi khi, nửa kia cần thời gian để bình tĩnh và suy nghĩ thấu đáo.

Trong bất kỳ trường hợp nào, hai người nên nỗ lực để ngăn chặn tranh cãi và tránh cho sự oán giận “sinh sôi”. Luôn quan niệm “nâng được thì buông được” sẽ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm khi gặp phải red flag.

Theo Zing news

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *