Dựng rạp cưới tại gia: Tiết kiệm chi phí nhưng ảnh hưởng đến mọi người

Ở những thành phố lớn, vì chi phí tổ chức tiệc tại nhà hàng, khách sạn khá đắt đỏ nên nhiều hộ ra gia đình đã lựa chọn địa điểm ngay tại nhà để dựng rạp làm đám cưới. Song, việc dựng rạp ở nhà tuy thuận tiện, vui vẻ lại tiết kiệm nhưng đó không hoàn toàn là một ý hay khi mà nhiều người cho rằng điều này đang gây ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày của những người xung quanh.

Tại nhiều nơi trên thành thị, diện tích đường đi và nơi ở vô cùng chật hẹp. Bình thường đi lại vào giờ cao điểm đã khó huống gì giờ còn bị chặn bởi một chiếc rạp cưới. Trao đổi với Dân Trí, V.A (28 tuổi) vẫn không thể quên được ký ức suýt bị “tác động vật lý” chỉ bởi anh nhắc nhở gia chủ về việc dựng rạp chiếm hơn một nửa lòng đường.

 
Chỉ một tấm biển đặt ngay giữa, gia chủ đã có thể thoải mái dựng rạp. (Ảnh: Dân Trí)
Chỉ một tấm biển đặt ngay giữa, gia chủ đã có thể thoải mái dựng rạp. (Ảnh: Dân Trí)

Thông cảm cho chuyện nhà hàng xóm có hỉ sự, anh chỉ góp ý nhẹ nhàng về vấn đề mở rộng lối đi cho các phương tiện. Thế nhưng, gia chủ từ chối ngay lập tức do khung rạp đã được lên kế hoạch hết về kích thước. Nói qua lại một hồi nhưng vẫn không đạt được thỏa thuận chung, hai bên vì bức xúc đã xảy ra xô xát nhẹ. Sau đó, chính quyền địa phương đã phải lên giải quyết và hòa giải. “Chỉ vì cái rạp cưới mà tình làng nghĩa xóm sứt mẻ”, V.A chia sẻ với Dân Trí. 

 
Nhiều phương tiện khó di chuyển hoặc phải tìm đường khác khi để đi mỗi lúc vào mùa cưới. (Ảnh: Dân Trí)
Nhiều phương tiện khó di chuyển hoặc phải tìm đường khác khi để đi mỗi lúc vào mùa cưới. (Ảnh: Dân Trí)

V.A không phải người duy nhất cảm thấy không hài lòng với việc dựng rạp gây cản trở cuộc sống và ùn tắc giao thông. Nhiều gia đình vịn vào lý do “nhà có việc xin lỗi đã làm phiền” để thoải mái sử dụng lòng đường. Điều này khiến nhiều người lao động phải vòng sang đường khác, đi hàng cây số vô cùng mất thời gian.

 
Một rạp cưới lấn chiếm hẳn một bên đường đi. (Ảnh: Dân Trí)
Một rạp cưới lấn chiếm hẳn một bên đường đi. (Ảnh: Dân Trí)

L.H (29 tuổi) đã bị sếp nhắc nhở ngay trong buổi họp công ty chỉ vì đến muộn do gặp liên tiếp 2 đám cưới chắn ngang đường. Chưa dừng lại ở đó, trở về nhà sau một ngày làm việc mệt mỏi, chị lại tiếp tục chịu đựng sự kích thích thính giác công suất lớn bởi những chiếc loa thùng của buổi tiệc gần nhà. Dẫu biết đây là “nét văn hóa” mà đám cưới nào cũng phải có, thế nhưng với những người cần sự yên tĩnh như H., chị chỉ muốn lập tức lao ra khỏi nhà vì quá ồn ào.

 
Nhạc bật suốt đêm cũng là nguyên do nhiều người “dị ứng” với đám cưới tại gia. (Ảnh: Dân Trí)
Nhạc bật suốt đêm cũng là nguyên do nhiều người “dị ứng” với đám cưới tại gia. (Ảnh: Dân Trí)

Không chỉ gây ra sự ách tắc giao thông và ô nhiễm tiếng ồn, nhiều đám cưới vì che chắn tầm nhìn mà khiến nhiều người đi qua đã gặp nguy hiểm. Hè phố đều được trưng dụng thành địa điểm tổ chức tiệc cưới nên khi đi qua những đoạn đường này, dù đã giảm tốc độ nhưng nhiều người vì khuất tầm nhìn vẫn có thể sẽ gặp sự cố với những người đi từ trong rạp ra hay người đi ngược chiều.

 
Có trường hợp rạp cưới dựng chiếm lòng đường đã gây ra sự cố đáng tiếc. (Ảnh: Dân Trí)
Có trường hợp rạp cưới dựng chiếm lòng đường đã gây ra sự cố đáng tiếc. (Ảnh: Dân Trí)

Dù biết là việc dựng rạp có thể giúp gia chủ thoải mái về thời gian tiếp đãi khách khứa lại tiết kiệm, song điều này lại để lại những rắc rối cho gia chủ nếu cố tình thực hiện mà không xin phép. Theo khuyến cáo của cục Cảnh sát giao thông vào năm 2019, việc tự ý dựng rạp phục vụ đám cưới, đám hiếu trên toàn bộ hè phố hay dưới lòng đường là hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ, có thể dẫn đến hậu quả khôn lường.

 
Dựng rạp lấn chiếm lòng đường không xin phép là vi phạm pháp luật. (Ảnh: Dân Trí)
Dựng rạp lấn chiếm lòng đường không xin phép là vi phạm pháp luật. (Ảnh: Dân Trí)

Do đó, các hộ dân khi có việc phải thông báo với UBND phường, xã, tuân thủ mọi quy định của pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, cam kết không gây mất trật tự an toàn giao thông. Nếu hoạt động trái phép, gia chủ có thể bị xử lý hành chính tùy theo khu vực, mặt đường mà họ đang sinh sống.

Thêm vào đó, trao đổi với Dân Trí, luật sư Trần Xuân Tiền đưa ra hướng giải quyết về vấn đề này. Đó là cơ quan chức năng có thể quy định rõ hơn về việc dựng rạp, như một rạp không rộng quá 5m và dài quá 20m, chỉ dựng rạp trên vỉa hè, còn dưới lòng đường thì cách mép bo của đường không quá 2m,…

 
Bức xúc vì đường đi bị chắn, tài xế đã thông báo mọi người rời khỏi rạp và dứt khoát “san bằng” tất cả. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok Q.)
Bức xúc vì đường đi bị chắn, tài xế đã thông báo mọi người rời khỏi rạp và dứt khoát “san bằng” tất cả. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok Q.)

Cách đây không lâu, đoạn clip ghi hình ảnh chiếc xe tải lớn “san bằng” một rạp cưới chỉ bằng một cú nhấn ga tại Hải Dương đã được lan truyền trên mạng xã hội. Sự việc đã nhanh chóng gây tranh cãi trên mạng xã hội về việc dựng rạp chiếm hết lòng đường. Đồng thời là một bài học cũng như lời cảnh tỉnh cho những gia đình có đám hỷ sau này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *